Triều đại Neferefre

Kế vị ngai vàng

Bản vẽ một con dấu hình trụ của Shepseskare

Hiện nay có hai giả thuyết đối nghịch cùng tồn tại trong ngành Ai Cập học liên quan đến các sự kiện kế vị đã diễn ra sau khi vua Neferirkare Kakai, vị vua thứ ba của vương triều thứ năm, qua đời cho đến lễ đăng quang của vua Nyuserre Ini, vị vua thứ sáu của vương triều này. Dựa vào các ghi chép lịch sử mà tiêu biểu nhất đó là bản danh sách vua Saqqara và tác phẩm Aegyptiaca của Manetho, chúng ghi lại rằng Neferefre đã được kế vị bởi Shepseskare,[34]nhiều nhà Ai Cập học như Jürgen von BeckerathHartwig Altenmüller tin vào điều này và cho rằng sự kế vị trong hoàng gia đã diễn ra như sau[50]: Neferirkare Kakai → Shepseskare → Neferefre Isi → Nyuserre Ini[51][5]. Theo bối cảnh này, Neferefre sẽ là cha đẻ của Nyuserre, người sẽ trở thành pharaon sau khi tiên vương đột ngột băng hà.[5][52]

Tuy nhiên, quan điểm này đã không được thừa nhận trong giai đoạn chuyển giao thiên niên kỷ mới, mà đáng chú ý nhất là bởi Verner,[53][54][55] người chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc khai quật khảo cổ tại khu nghĩa trang hoàng gia của vương triều thứ năm ở Abusir kể từ năm 1976. Trước hết là một bức phù điêu được nhắc đến trước đó đã mô tả Neferefre giống như là con trai cả của Neferirkare.[38][56]

Thứ hai, các cuộc khai quật kim tự tháp của Neferefre đã giúp phát hiện ra xác ướp của ông, thông qua đó chúng ta biết được rằng Neferirkare đã qua đời vào lúc ông mới 18 đến 20 tuổi.[57]. Do đó, vì là người con trai cả của tiên vương, trong độ tuổi từ thiếu niên đến đầu tuổi 20, Neferefre đã có được một vị thế vững chắc để có thể kế vị ngai vàng. Nếu thực sự Shepseskare đã cai trị một thời gian ngắn xen giữa triều đại của Neferefre và cha ông, thì điều này cần phải có một lời giải thích về lý do tại sao và Shepseskare đã làm thế nào để có thể giành được ngai vàng thay vì là Neferefre.[58]

Bản đồ khu nghĩa trang ở Abusir.[59] Kim tự tháp dang dở được cho là của Shepseskare.[60] Đường vạch đỏ chỉ về hướng Heliopolis.[61]

Thứ ba, thông qua các bằng chứng khảo cổ học đã giúp cho chúng ta biết được rằng Shepseskare nhiều khả năng đã cai trị chỉ trong vài tuần tới vài tháng là cao nhất chứ không phải bảy năm theo như những gì được ghi lại về ông ta trong tác phẩm Aegyptiaca,[50][13] giả thuyết này đã được Nicolas Grimal chứng minh từ tận năm 1988.[62]Thật vậy, Shepseskare là vị vua ít được biết đến nhất của vương triều thứ Năm, chỉ có hai con dấu [63][64] và một vài vết dấu triện với tên của ông ta được biết đến cho tới tận năm 2017,[65][66][67][68]điều này cho thấy rằng triều đại của ông ta rất ngắn ngủi. Hơn nữa kim tự tháp của Shepseskare chỉ là một công trình dang dở, nó đã "bị gián đoạn và tương ứng với quá trình xây dựng trong vài tuần, có lẽ không quá một hoặc hai tháng", điều đó đã giúp củng cố thêm cho giả thuyết này.[69]

Thứ tư, các bằng chứng khảo cổ còn cho thấy rằng triều đại Shepseskare đã tiếp nối triều đại của Neferefre[70]. Một vài vết dấu triện với tên của Shepseskare đã được tìm thấy tại khu vực lâu đời nhất trong ngôi đền tang lễ của Neferefre[71], mà vốn chỉ được xây dựng "sau khi Neferefre đã qua đời". Điều này dường như chỉ ra rằng Shepseskare đã ban tặng nhiều đồ tế lễ cho giáo phái thờ cúng của Neferefre, vị vua chắc chắn là đã cai trị trước ông ta.[72][73] Một dẫn chứng khác nữa đó là việc các kim tự tháp của Sahure, Neferirkare Kakai và Neferefre xếp thẳng hàng với nhau: chúng tạo một đường thẳng hướng về Heliopolis, cũng giống như ba kim tự tháp lớn ở Giza.[61][note 8] Ngược lại, kim tự tháp dang dở của Shepseskare lại không nằm trong trục đường hướng tới Heliopolis, điều này giúp củng cố giả thuyết cho rằng kim tự tháp của Neferefre đã tồn tại từ trước khi kim tự tháp của Shepseskare bắt đầu được xây dựng.[74]Cuối cùng, trong khi Shepseskare được xem như là tiên vương của Neferefre trong bản danh sách vua Saqqara, Verner lại lưu ý rằng "sự khác biệt nhỏ này có thể là do tình hình chính trị hỗn loạn vào thời điểm đó và những tranh chấp quyền lực dưới vương triều này"[73]. Các lập luận của Verner đã thuyết phục được một số nhà Ai Cập học bao gồm Darrell Baker, Erik HornungIorwerth Edwards.[50][13][75]

Độ dài triều đại

Bức tượng vua Neferefre đội vương miện trắng của thượng Ai Cập bằng đá phiến[6] được phát hiện trong phức hợp kim tự tháp của ông ở Abusir, Bảo tàng Ai Cập[76]

Theo như bản tóm tắt của tác phẩm Aegyptiaca, Neferefre được cho là đã có một triều đại kéo dài hơn hai mươi năm[34], tuy nhiên theo quan điểm hiện đại, con số này được cho là một sự ước lượng quá cao so với độ dài triều đại thực sự của ông, mà vốn dĩ phải ngắn hơn nhiều. Trước khi kết quả từ những cuộc khai quật tại Abusir được công bố đầy đủ, các nhà Ai Cập học đã ủng hộ giả thuyết kế vị truyền thống vốn thừa nhận rằng Neferefre đã cai trị trong khoảng một thập kỷ, điều này là do có quá ít các bằng chứng khảo cổ học có niên đại thuộc về triều đại của ông. Ví dụ, von Beckerath và Winfried Barta đã lần lượt cho rằng ông đã cai trị trong khoảng 11 và 10 năm.[77][78]Quan điểm này ngày nay chỉ còn rất ít người ủng hộ.[33]

Từ kết quả của những cuộc khai quật, Verner đã đưa ra giả thuyết cho rằng triều đại của ông kéo dài không quá hai năm[23]. Kết luận của ông ta có được là nhờ vào các bằng chứng khảo cổ học sau: kim tự tháp dự định của ông nằm trong tình trạng dang dở, và việc thiếu hụt hoàn toàn các ghi chép có thể giúp xác định niên đại cho triều đại của ông. Verner viết về vấn đề này như sau:

Hình dạng ngôi mộ của Neferefra... cũng như số lượng các hiện vật khác được phát hiện rõ ràng cho thấy rằng việc xây dựng lăng mộ của nhà vua đã bị gián đoạn, điều này là do cái chết bất ngờ của nhà vua. Bản kế hoạch của công trình dang dở này về cơ bản đã bị thay đổi và một quyết định đã được đưa ra nhằm chuyển đổi kim tự tháp dang dở kia một cách mau lẹ,(trong đó chỉ mới có tầng thấp nhất chưa được hoàn thiện của phần lõi là đã được xây dựng), thành một "mastaba hình vuông" hoặc chính xác hơn là giống như một gò đất nguyên thủy. Vào thời điểm nhà vua qua đời, vẫn chưa có bất cứ căn phòng chôn cất nào được xây dựng và cũng chưa xây dựng nền móng nào cho ngôi đền tang lễ.[23]

Hơn nữa, còn có hai ghi chép lịch sử phù hợp với giả thuyết về một triều đại ngắn ngủi: dòng chữ khắc của người thợ xây trong kim tự tháp của Neferefre được phát hiện nằm "ở độ cao khoảng 2/3 của phần lõi còn lại tại phế tích này"[23] và nó có thể đề cập đến năm thứ nhất hoặc năm trị vì thứ hai của Neferefre; và cuộn giấy cói Turin vốn ghi lại rằng Neferefre trị vì đủ hai năm.[23]

Kết hợp từ cả các bằng chứng khảo cổ học và ghi chép lịch sử đã dẫn đến một sự đồng thuận rằng triều đại của Neferefre đã kéo dài "không quá hai năm"[23].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Neferefre http://www.egyptology.mq.edu.au/newsletters/75_200... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/ABUSIR%20VI.pdf http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://www.cuni.cz/UKEN-332.html http://puvodni.mzm.cz/Anthropologie/downloads/arti... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5701445z http://www.ifao.egnet.net/bifao/085/23/ http://www.ifao.egnet.net/bifao/085/24/ http://www.gizapyramids.org/pdf_library/baud_famil...